Thứ Sáu, 14 tháng 7, 2017

Có những con đường lây nhiễm bệnh xã hội nào?

Trong xã hội hiện đại, đi kèm sự đi lên về kinh tế, thoải mái hơn trong vấn đề quan hệ tình dục đó là sự gia tăng nhanh chóng các ca nhiễm các bệnh xã hội. Sở dĩ bệnh xã hội có thể lây truyền nhanh chóng trong xã hội như vậy vì chúng có thể lây truyền qua rất nhiều con đường khác nhau.

Có những con đường lây nhiễm bệnh xã hội nào?


Các con đường lây nhiễm bệnh xã hội có thể là đường tình dục, dùng chung các vật dụng quá nhân, tiếp xúc với vết thương hở của người bệnh. Sau đây chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết các con đường lây bệnh xã hội là gì?

Quan hệ tình dục không an toàn


Quan hệ tình dục không an toàn là con đường lây nhiễm bệnh xã hội, dễ dàng nhất, nhanh nhất, chiếm tỷ lệ cao nhất trong các con đường lây nhiễm bệnh xã hội. Những người có đời sống tình dục phức tạp, quan hệ với nhiều người, quan hệ với gái mại dâm là những người rất dễ bị mắc các bệnh xã hội.

Khi quan hệ tình dục với người đang mắc bệnh xã hội mà không sử dụng các biện pháp bảo vệ thì những vi khuẩn gây bệnh từ dương vật, âm đạo sẽ xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh. Dù bạn có quan hệ bằng con đường âm đạo, hậu môn hay miệng thì các vi khuẩn gây bệnh vẫn có thể gây bệnh cho bạn. vì vậy để phòng tránh bệnh xã hội bạn nên quan hệ chung thủy, không quan hệ với những người đang bị bệnh và nghi ngờ đang bị bệnh.

Sử dụng chung những vật dụng cá nhân


Cơ chế lây truyền của con đường này đó là khi những người bị bệnh sử dụng những vật dụng cá nhân như bàn chải đánh răng, khăn mặt, khăn tắm, quần áo thì sẽ có sự tiếp xúc với những dịch có chứa vi khuẩn gây bệnh. Từ đó vi khuẩn gây bệnh sẽ lưu lại trên các vật dụng này. Người khỏe mạnh sử dụng những vật dụng này thì đây chính là cơ hội để chúng xâm nhập và gây bệnh, đặc biệt khi sức đề kháng kém thì nguy cơ mắc bệnh còn cao hơn. Vì vậy, hãy sử dụng những vật dụng đó một cách riêng rẽ, không dùng chung với người khác.

Lây truyền qua đường máu


Sử dụng những kim tiêm có dính máu của người bệnh cũng rất dễ lây nhiễm bệnh xã hội. Một trường  hợp nữa cũng có thể xảy ra đó là khi bị nhiễm virus gây bệnh nhưng người bệnh không biết, hay khi bệnh còn đang trong giai đoạn ủ bệnh nên không xuất hiện các dấu hiệu gây bệnh nên người bệnh vô tình đi hiến máu, cho máu và vô tình lây truyền bệnh cho rất nhiều người khác.

Lây truyền từ mẹ sang con


Con đường lây truyền này chiếm một tỷ lệ không hề nhỏ trong các con đường lây nhiễm bệnh xã hội. Người mẹ mắc các bệnh xã hội có thể lây truyền cho thai nhi qua nhau thai, khi sinh đẻ người mẹ lựa chọn con đường sinh thường, hoặc trong quá trình chăm sóc trẻ những tiếp xúc thân mật giữa mẹ và bé cũng rất dễ lây bệnh cho trẻ.

Khi người mẹ sinh thường, trẻ sẽ được đưa ra ngoài qua đường âm đạo, cơ thể có sức đề kháng còn yếu của trẻ không thể nào chống đỡ được sự tấn công mạnh mẽ của vi khuẩn gây bệnh tại âm đạo vì thế trẻ thường bị mắc bệnh xã hội bẩm sinh. Hoặc khi chăm sóc trẻ người mẹ tiếp xúc thân mật với trẻ như hôn, ôm, cho trẻ bú cũng có thể khiến trẻ bị nhiễm bệnh xã hội.

Sử dụng những vật dụng công cộng


Những vật dụng tại các nơi công cộng như nhà vệ sinh công cộng, nhà tắm công cộng là những nơi được rất nhiều người sử dụng vì thế có thể chứa rất nhiều vi khuẩn gây bệnh. Khi vi khuẩn gây bệnh ra ngoài cơ thể người bệnh chúng có thể tồn tại từ vài phút đến vài giờ vì thế người khỏe mạnh tiếp xúc với vật dụng này hoàn toàn có thể bị nhiễm bệnh. Vì vậy nên hạn chế sử dụng những vật dụng nơi công cộng.

Trên đây là thông tin về những con đường lây nhiễm bệnh xã hội. Hi vọng những thông tin trên đây có thể giúp cho mọi người có thể biết các con đường lây nhiễm bệnh xã hội để từ đó có cách phòng tránh hợp lý nhất. Bạn có thể tìm hiểu các thông tin khác về dấu hiệu của bệnh xã hội, khám bệnh xã hội ở đâu, nguyên nhân bị bệnh xã hội,.. để hiểu hơn về những căn bệnh nguy hiểm này. Nếu như bạn còn thắc mắc cần sự hỗ trợ từ những bác sĩ chuyên ngành thì hãy gọi đến số 01665 115 11601665 116 117 để chúng tôi giúp bạn nhé.

Không có nhận xét nào:
Write nhận xét